Đức Radar trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Người Đức đã phát triển các thiết bị sử dụng sóng điện từ để phát hiện vật thể trong không gian từ rất sớm. Năm 1888, Heinrich Hertz đã tiến hành thí nghiệm với sóng điện từ, và nhận thấy rằng sóng điện từ bị phản xạ bởi các bề mặt bằng kim loại. Năm 1904, Christian Hülsmeyer đã nhận được bằng sáng chế cho một thiết bị gọi là Telemobilskop, using a spark gap transmitter giúp 2 con tàu có thể phát hiện ra nhau và tránh va chạm; đây có thể coi là thiết kế radar đầu tiên nhưng radar này không có khả năng xác định khoảng cách. Với sự ra đời của ống vô tuyến và thiết bị điện tử, các hệ thống sử dụng sóng điện từ tương tự đã được phát triển nhưng tất cả đều phát bức xạ radio dạng liên tục và không thể xác định khoảng cách đến mục tiêu.

Năm 1933, nhà vật lý Rudolf Kühnhold, một kỹ sư của Kriegsmarine tại Kiel, đã tiến hành các thí nghiệm với vi sóng để đo khoảng cách tới một mục tiêu. Đối với máy phát sóng, ông nhận được sự hỗ trợ từ hai người chơi vô tuyến nghiệp dư, Paul-Günther Erbslöh và Hans-Karl Freiherr von Willisen. Tháng 1 năm 1934, họ thành lập công ty Gesellschaft für Elektroakustische und Mechanische Apparate (GEMA) chuyên phát triển thiết bị vi sóng này.[17]

Tại GEMA, công việc nghiên cứu Funkmessgerät für Untersuchung (thiết bị sử dụng sóng radio để trinh sát) nhanh chóng được bắt đầu. Với sự cộng tác của Hans Hollmann và Theodor Schultes, viện đã phát triển thành công radar bức xạ liên tục để phát hiện vật thể, tiếp theo Kühnhold đã chuyển hướng nghiên cứu của công ty sang các hệ thống radio xung.

Nhờ những nghiên cứu ban đầu của mình với radar, Kühnhold thường được coi là người khai sinh ra radar tại Đức.

Radar Funkmessgerät do GEMA phát triển có công nghệ tiên tiến hơn các radar tương tự của người Anh và Mỹ, nhưng việc phát triển và trang bị radar không được quân đội Đức chú trọng cho đến khi chiến tranh thế giới II nổ ra, tính đến thời điểm chiến tranh, đã có vài hệ thống radar được triển khai. Phần lớn, điều này là do giới quân sự không đánh giá cao công nghệ radar, đặc biệt là ở cấp cao nhất khi nhà độc tài Adolf Hitler coi radar như một vũ khí phòng thủ và mối quan tâm của ông ta là tấn công. Sẽ phải mất một khoảng thời gian trước khi Luftwaffe sở hữu hệ thống chỉ huy và điều khiển hiệu quả giống như Không quân Hoàng gia Anh.[18]

Ngoài GEMA, còn có các hãng khác nghiên cứu chế tạo radar bao gồm Telefunken, Lorenz, và Siemens & Halske. Đến cuối chiến tranh, GEMA đã dẫn đầu trong phát triển radar tại Đức, với trên 6.000 nhân viên.